Pages

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Báo Kim Dương Võng (TQ): Việt nam đã từng thừa nhận Nam Sa là của Trung quốc


Quốc Trung dịch

Theo: Da Vàng Blog

-

Đôi lời của Da Vàng: Có thể nội dung bài dịch sau đây không có thông tin gì mới. Nhưng mọi người hãy cùng nhau kiểm chứng xem những chi tiết về các phát ngôn chính thức từ nhà nước mình đưa ra trong bài có chứng cứ thực sự hay không. Tôi (người dịch) nghĩ cũng không thể xem nhẹ được những chuyện này

Các đảo ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND) bao gồm quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND) và quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND) về lịch sử chính là lãnh thổ của TQ, TQ không chỉ có chứng cứ đầy đủ về lịch sử và pháp lí, mà cả cộng đồng quốc tế trong đó bao gồm cả VN cũng đã thừa nhận chủ quyền của TQ. Ngày 15 tháng 6 năm 1956, khi Thứ trưởng Bộ ngoại giao VN Ung Văn Khiêm tiếp kiến Đại biện lâm thời Lãnh sự quán TQ trú tại VN đã bày tỏ, theo các tư liệu về VN, xét về mặt lịch sử, các quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND), Nam Sa (tức Trường Sa – ND) nên thuộc về lãnh thổ TQ. Khi ấy, Quyền Vụ trưởng Vụ Châu Á Bộ ngoại giao VN Lê Lộc có mặt tại đó nói, xét về mặt lịch sử, các quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND), Nam Sa (tức Trường Sa – ND) đã thuộc TQ ngay từ đời Tống. Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ TQ ra tuyên bố chiều rộng lãnh hải là 12 hải lí, báo “Nhân dân” của VN đã đăng chi tiết lời tuyên bố này vào ngày 6 tháng 9. Ngày 14 tháng 9, Thủ tướng VN Phạm Văn Đồng đã bày tỏ với Thủ tướng Chu Ân Lai là thừa nhận và nhất trí với lời tuyên bố này.

“Bản đồ thế giới” do Phòng bản đồ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân VN vẽ năm 1960 và “Atlas Bản đồ thế giới” do Cục đo đạc và bản đồ thuộc Phủ Thủ tướng VN in ấn, cũng chú thích các đảo ở Nam Hải (tức Biển Đông – ND), bao gồm cả quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND), thuộc lãnh thổ TQ; sách giáo khoa địa lí trong trường học phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục của VN năm 1974 đã viết ở bài “Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa”: “Từ các đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND), Nam Sa (tức Trường Sa – ND) đến đảo Hải Nam, đảo Đài Loan… đã tạo thành một bức trường thành bảo vệ đại lục TQ.

Nhưng về sau, thái độ của VN đã có sự thay đổi lớn. Tháng 1 năm 1974, TQ đã thu lại quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND) từ chính quyền Nam Việt (tức Việt Nam cộng hòa – ND), thái độ của Bắc Việt (tức Việt Nam – ND) khi ấy đã có phần thay đổi; sau đó VN nêu một cách rõ ràng, các quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND) và quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa – ND) là “lãnh thổ” của VN. Năm 1975, trong quá trình thống nhất VN, VN đã chiếm đoạt phần đảo đá ngầm thuộc về TQ vốn bị Nam Việt (tức Việt Nam cộng hòa – ND) xâm chiếm, rồi tiếp đó lại không ngừng mở rộng phạm vi đã chiếm lĩnh. Cho đến nay, con số đảo đá ngầm ở Nam Sa (tức Trường Sa – ND) do VN khống chế là nhiều nhất, theo thống kê chưa đầy đủ là có khoảng 29 đảo.

Niên giám VN dây máu ăn phần Nam Sa (tức Trường Sa – ND)

● Đảng, chính phủ, quân đội VN hàng năm đều tổ chức các đoàn đại biểu đủ loại đi thăm hỏi bộ đội giữ Nam Sa (tức Trường Sa – ND). Mỗi lần đến Nam Sa (tức Trường Sa – ND), các đoàn đại biểu đều mang theo hoa quả, rau tươi, nước ngọt cùng các vật dụng thường nhật đến cho bộ đội giữ đảo. Lần mới đây nhất là vào cuối tháng 3 đầu tháng 4, đoàn đại biểu do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Triệu và Chính ủy hải quân Nguyễn Văn Tình dẫn đầu đã đi kiểm tra, thăm hỏi các đảo đá ngầm ở Nam Sa (tức Trường Sa – ND).

● Ngoài việc cử các đoàn đại biểu đi thăm hỏi Nam Sa (tức Trường Sa – ND) ra, VN còn mở cả tuyến du lịch đến Nam Sa (tức Trường Sa – ND). Ngày 19 tháng 4 năm 2004, chiếc tàu vận tải mang số hiệu 996 do quân đội cung cấp đã chở đoàn du khách đầu tiên của VN xuất phát từ Tân Cảng Thành phố HCM tới Nam Sa (tức Trường Sa – ND),. Đoàn du khách đã lên các đảo đá ngầm như đảo Nam Uy… thuộc quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND), liên hoan cùng bộ đội đóng trên đảo Nam Uy, tổ chức các hoạt động thám hiểm hoang đảo và câu cá, tham quan nhà giàn…

● VN còn xây dựng nhiều công trình cơ bản trên quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND), nhằm tuyên bố chủ quyền. Cuối năm 2004, VN đã xây sân bay trên đảo Nam Uy, sân bay này có thể đáp xuống máy bay chở khách hạng vừa. VN còn nhiều lần cho máy bay ra đáp xuống sân bay này, đồng thời không ngừng hoàn thiện các thiết bị hoa tiêu của sân bay.

编 号: 432352<br /><br />摄影作者:<br /><br />文件名:kmgpww7668.jpg<br /><br />文件大小:K<br /><br />高 X 宽:388 X 300<br /><br />说明:kmgpww7668.jpg” border=”0″ /><br /><br /><br />Những năm 50 của thế kỉ trước, văn bản chính thức của  VN đã thừa nhận quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa – ND) là lãnh thổ của TQ<br /><br />•Chí Bân biên soạn<br />Nguồn: http://www.ycwb.com/xkb/2007-06/16/content_1517036.htm
<div style='clear: both;'></div>
</div>
<div class='post-footer'>
<div class='post-footer-line post-footer-line-1'>
<span class='post-author vcard'>
</span>
<span class='post-timestamp'>
</span>
<span class='post-comment-link'>
</span>
<span class='post-icons'>
<span class='item-control blog-admin pid-218912660'>
<a href='https://www.blogger.com/post-edit.g?blogID=3534478339481454559&postID=8469263909026846227&from=pencil' title='Sửa Bài đăng'>
<img alt='' class='icon-action' height='18' src='https://resources.blogblog.com/img/icon18_edit_allbkg.gif' width='18'/>
</a>
</span>
</span>
<div class='post-share-buttons goog-inline-block'>
<a class='goog-inline-block share-button sb-email' href='https://www.blogger.com/share-post.g?blogID=3534478339481454559&postID=8469263909026846227&target=email' target='_blank' title='Gửi email bài đăng này'><span class='share-button-link-text'>Gửi email bài đăng này</span></a><a class='goog-inline-block share-button sb-blog' href='https://www.blogger.com/share-post.g?blogID=3534478339481454559&postID=8469263909026846227&target=blog' onclick='window.open(this.href,

Không có nhận xét nào: